Ăn uống thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch?

21-07-2021
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, bên cạnh việc tuân thủ quy định 5K theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân cũng cần đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bản thân và gia đình. Sau đây là một số khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch.
 
Hạn chế các món sau để đảm bảo an toàn thực phẩm mùa dịch
 
1. Giảm lượng muối
Lượng muối ăn hằng ngày của mỗi người lớn là 5g (tương đương với một muỗng cà phê). Do đó, nên sử dụng muối trong chế biến thực phẩm một cách vừa phải, hạn chế sử dụng các loại gia vị hay nước sốt.
 
Việc sử dụng quá nhiều muối có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh, sử dụng nhiều muối trong chế biến thực phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng phòng ngừa, chống lại và phục hồi sau khi bị nhiễm trùng của cơ thể.
 
Giảm lượng muối trong chế biến thực phẩm giúp cơ thể bạn phòng, tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Giảm lượng muối trong chế biến thực phẩm giúp cơ thể bạn phòng, tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
2. Giảm chất béo và dầu
Hạn chế các loại thực phẩm như bơ, dầu ăn và mỡ động vật, thay vào đó nên sử dụng các loại chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương… trong bữa ăn.
 
Sử dụng các loại thịt trắng như thịt gia cầm, cá… hạn chế các loại thịt nhiều chất béo và nên giảm lượng thịt chế biến trong bữa ăn.
Cách chế biến thực phẩm tốt nhất là hấp hoặc luộc.
 
Tăng cường sử dụng các loại dầu hạt thay vì mỡ động vật
Tăng cường sử dụng các loại dầu hạt thay vì mỡ động vật
 
 
3. Giảm lượng đường
Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ uống chứa quá nhiều đường như: Nước ngọt, nước ép trái cây, nước có chất phụ gia, nước uống năng lượng và thể thao, trà và cà phê pha sẵn, đồ uống có sữa...
 
Chọn trái cây tươi thay vì đồ ăn nhẹ ngọt như bánh quy, bánh ngọt và sô cô la.
 
Tránh để trẻ em ăn thức ăn có chứa đường. Không nên thêm muối và đường vào thực phẩm bổ sung cho trẻ dưới 2 tuổi và nên hạn chế đối với những bé lớn hơn.
 
Ăn uống thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch?
Ăn uống thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch?
 
4. Không sử dụng rượu
 
Uống rượu gây nhiều nguy cơ bệnh tật cho con người, rượu cũng không bảo vệ cơ thể bạn chống lại COVID-19 như nhiều tin đồn mà thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe hơn.
 
Nên bổ sung những món sau để tăng cường sức khỏe
 
1. Ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt, trái cây và rau quả
 
Nên lựa chọn các loại thực phẩm nguyên hạt như ngô chưa chế biến, kê, yến mạch, lúa mì và gạo nâu nếu có thể bởi chúng rất giàu chất xơ và có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
 
Đối với đồ ăn nhẹ, chọn trái cây tươi và các loại hạt không ướp muối.
 
Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, thải độc tốt.
Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, thải độc tốt.

2. Uống đủ nước
 
Nước lọc luôn luôn là sự lựa chọn của sức khỏe, nước lọc có ý nghĩa trong việc điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể, điều chỉnh thân nhiệt, giúp tiêu hóa tốt và thải độc. Việc tăng cường nước cho cơ thể sẽ giúp bạn tăng khả năng phòng, ngừa Covid-19 tốt hơn những cơ thể thiếu hoặc mất nước.

Gọi điện SMS Chỉ Đường
Loading
Messenger Zalo