Khổ vì rối loạn tiền đình gây mất ngủ

08-10-2022
Một trong những biểu hiện của rối loạn tiền đình đó chính là gây mất ngủ. Vì thế, đối với những người bị rối loạn tiền đình mất ngủ luôn cảm thấy mệt mỏi và muốn tìm cách chữa trị hiệu quả để chấm dứt tình trạng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về bệnh rối loạn tiền đình gây mất ngủ dưới đây để có biện pháp cải thiện khi mắc phải.
 
1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là một bệnh lý không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Đây là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh số 8 bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường gặp ở người trưởng thành. Lúc này, người bệnh thường có cảm giác bị mất thăng bằng, chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, suy giảm tập trung và cơ thể mệt mỏi... Tình trạng rối loạn tiền đình kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh lẫn những người xung quanh.
Hơn nữa, rối loạn tiền đình nếu kéo dài không được chữa trị còn gây nhiều biến chứng cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ đột quỵ và dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy, người bệnh không nên xem nhẹ các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế bệnh tiến triển xấu, cũng như tránh những rủi ro cho bản thân.
 
2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Theo các chuyên gia thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình, trong đó có thể là do:
  • Huyết áp thấp, thiếu máu não, tai biến và mắc các bệnh về tim mạch... làm tắc nghẽn mạch máu.
  • Do lo lắng, căng thẳng, stress, áp lực tâm lý... khiến cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hormon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn thương, làm cho hệ thống tiền đình nhận thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.
  • Do hậu quả của một số bệnh lý như u não, u dây thần kinh hay viêm dây thần kinh, viêm tai giữa...
  • Do môi trường sống bị ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt và thực phẩm nhiễm độc... cũng là tác nhân khiến rối loạn tiền đình ngày càng phổ biến hơn.
 
3. Triệu chứng rối loạn tiền đình
Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường có những triệu chứng, biểu hiện sau đây:
Mất ngủ: Mất ngủ là dấu hiệu của rối loạn tiền đình phổ biến nhất, người bệnh thường bị khó ngủ, thao thức và khó chìm vào giấc ngủ, tỉnh giữa chừng và không thể ngủ lại được... Tình trạng rối loạn tiền đình mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và bị choáng váng vào ngày hôm sau làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt: Khi tiền đình rối loạn trong hoạt động thì não bộ sẽ không nhận biết được tư thế của đầu và dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên, ngồi xuống.

Có cảm giác lảo đảo và dễ ngã: Rối loạn tiền đình ở mức độ nhẹ bao gồm cả cảm giác lảo đảo và mất thăng bằng, dễ ngã. Điều này là xuất phát từ sự mất đồng bộ thông tin từ tiền đình, tiểu não, mắt và ngoại tháp.

Nhạy cảm về thị giác: Người bị rối loạn tiền đình sẽ có sự nhạy cảm về thị giác như là hoa mắt và không nhìn rõ mọi vật, nhạy cảm với ánh sáng, mắt khó chịu khi nhìn cảnh đông đúc
Giảm thính lực: Bên cạnh nhạy cảm về thị giác thì người bị rối loạn tiền đình cũng bị ảnh hưởng về thính giác, nghe không rõ như trước, ù tai...
 
Rối loạn tiền đình gây mất ngủ khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải và nếu để kéo dài còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ dẫn tới tử vong.
Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp điều trị rối loạn tiền đình sớm để tránh những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của bản thân.
 
4. Một số cách điều trị rối loạn tiền đình mất ngủ hiệu quả
Nếu bạn đang đau đầu mất ngủ rối loạn tiền đình mà chưa biết cách nào để chữa trị, cải thiện tình trạng này thì hãy áp dụng ngay những cách dưới đây:
 
4.1 Có chế độ ăn uống khoa học
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, người bệnh rối loạn tiền đình mất ngủ thì có thể cải thiện bằng cách có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường miễn dịch có trong các loại rau màu xanh đậm và hoa quả tươi như: bông cải xanh, cải bó xôi, đậu bắp, măng tây, súp lơ, cà chua, cam, bí ngô, chanh, quýt, bưởi.
Thực phẩm giàu các vitamin hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh và giảm bớt các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt của rối loạn tiền đình. Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin thiết yếu phải kể đến như:
Vitamin B3 có nhiều trong rau chân vịt, bánh mì, nước cam, đậu trắng và lạc.
Vitamin B6 có trong các thực phẩm như cá, thịt gà bỏ da, táo, chuối, đu đủ, bơ, hạnh nhân, óc chó và các loại ngũ cốc.
Vitamin C có nhiều trong các loại quả như: cam, chanh, bưởi, dứa, kiwi và các loại rau như: súp lơ xanh, cải xanh, cà chua và ớt đỏ.
Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu và các loại ngũ cốc.
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm trên để cải thiện chứng rối loạn tiền đình gây mất ngủ thì người bệnh cũng cần tránh dùng rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá, các loại thực phẩm nhiều chất béo... Bởi những thứ này khiến cho tình trạng rối loạn tiền đình mất ngủ càng trở nên trầm trọng hơn.
 
4.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý
Thay đổi các thói quen sinh hoạt khoa học và hợp lý cũng là một cách giúp cải thiện bệnh rối loạn tiền đình mất ngủ. Vì vậy, người bệnh hãy thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh như:
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày bằng các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga và tập dưỡng sinh.

Thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình dành riêng cho mắt, đầu và toàn thân để giúp cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ.
Tránh đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột sẽ khiến bạn bị chóng mặt và thậm chí té ngã.
Để gối cao vừa phải khi ngủ để giúp máu tuần hoàn tốt hơn nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy khiến bạn khó ngủ.
Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, mất ngủ...
Tránh ngồi quá lâu, cứ khoảng 1-2 giờ thì bạn nên đứng dậy đi lại để tránh gây căng thẳng cho thần kinh.
 
4.3 Ấn huyệt và xoa bóp
Phương pháp day, ấn huyệt và xoa bóp cũng sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ và giúp lưu thông máu.
Bạn có thể áp dụng cách xoa bóp và ấn huyệt ở trán, bấm huyệt vùng đầu hay tác động vào huyệt ổ mắt hoặc vùng tai...
Khi thực hiện các bài tập xoa bóp và bấm huyệt thì bạn nên thực hiện mỗi động tác khoảng 20 – 30 lần trong 5-10 sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
 
4.4 Thực hiện bài tập vẩy tay
Bài tập vẩy tay có tác dụng giúp lưu thông khí huyết và thải độc cho cơ thể, nhờ đó giảm triệu chứng rối loạn tiền đình. Cách thực hiện như sau:
Khép kín miệng và lưỡi cong lên chạm nướu răng hàm trên, 2 mắt nhìn về phía trước.
Đứng thẳng người, 2 bàn chân rộng bằng vai, giữ cho đùi và bắp chân ở trạng thái căng và xương mông thẳng.

Tay giơ lên trước mặt một góc 30 độ so với người để làm sao cho 2 bàn tay song song với mặt sàn, các ngón tay khép kín và khum lại.
Thả lỏng tay và vẩy mạnh 2 tay ra sau, khi vẩy tay thì bạn hãy đánh tay thật chặt và làm hết sức mình.
Áp dụng cách này 2 lần/ ngày và kiên trì sẽ giúp cải thiện chứng rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt rất tốt.
 
4.5 Ngâm chân
Ngâm chân trước khi đi ngủ cũng là một cách điều trị rối loạn tiền đình gây mất ngủ khá hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Bạn hãy ngâm chân với nước ấm từ 40-50 độ trong khoảng 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ tốt hơn, ngủ ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, ngâm chân còn giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, ngăn ngừa cục máu đông, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và thư giãn cho cơ thể.
Bạn có thể dùng một số nguyên liệu tự nhiên như gừng, sả, trà xanh, muối hạt... để ngâm chân rất tốt.
Trên đây là những cách điều trị rối loạn tiền đình mất ngủ tại nhà mà mọi người có thể áp dụng. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng bệnh nặng hơn thì cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và có chỉ định phù hợp và kịp thời.

Gọi điện SMS Chỉ Đường
Loading
Messenger Zalo