Ngũ cốc tốt cho sức khỏe: Những điều cần biết
03-10-2022
Ngũ cốc là một loại thực phẩm ăn sáng cực kỳ phổ biến. Nó đặc biệt thuận tiện cho những người có cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên, một số loại ngũ cốc thường được nạp thêm đường và các thành phần không lành mạnh. Vì vậy rất nhiều người băn khoăn về việc lựa chọn loại ngũ cốc nào là tốt cho sức khỏe.
1. Yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như vitamin B, sắt và magie. Trong một chén yến mạch (117 gram) sẽ cung cấp 4 gram chất xơ, 18% photpho và selen, 16% kẽm và 68% mangan.
Yến mạch thường được nghiền nát để chế biến thành thực phẩm dưới dạng bột hoặc cháo. Hiện nay, ngũ cốc yến mạch đã có mặt tại khắp các hệ thống bán hàng trên toàn cầu, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn nên tự làm loại ngũ cốc này tại nhà bởi yến mạch chế biến sẵn thường chứa nhiều đường và các chất không có lợi cho sức khỏe.
Bột yến mạch rất đa năng và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nó thường được pha với nước sôi hoặc sữa, sau đó phủ một lớp trái cây tươi, quế hoặc các loại hạt để thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chúng làm bữa ăn sáng bằng cách trộn yến mạch cùng với sữa chua và để qua đêm.
2. Ngũ cốc Muesli
Muesli là một loại ngũ cốc thô, được tạo thành từ sự kết hợp của các loại ngũ cốc, các loại hạt và trái cây khô. Loại ngũ cốc này không chứa bất kỳ loại dầu hay chất tạo ngọt nào, hơn nữa đây còn là một nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, bao gồm protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Việc bổ sung muesli vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe khỏi các loại bệnh tật, chẳng hạn như cao huyết áp, ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tim,...
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm lượng carb có trong muesli bằng cách tạo ra một phiên bản không có hạt, được làm từ các mảnh dừa, các loại hạt và nho khô.
3. Ngũ cốc Granola
Granola cũng là một lựa chọn tuyệt vời khác dành cho sức khỏe. Thành phần chính của loại ngũ cốc này bao gồm yến mạch, các loại hạt và trái cây được sấy khô trong lò cho tới khi trở nên giòn tan.
Ngũ cốc Granola có chứa một lượng lớn protein và các chất béo lành mạnh. Ngoài ra, nó còn là một nguồn nguyên liệu cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B, magie, phốt pho và mangan.
Mặc dù có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhưng hầu hết các sản phẩm ngũ cốc Granola có tại các cửa hàng đều có xu hướng nạp theo đường, đó là lý do vì sao tốt nhất bạn nên tự làm nó.
Một điểm hạn chế của Granola là tương đối nhiều calo. Thông thường, trong 122 gram Granola sẽ cung cấp khoảng 600 calo. Do đó, bạn nên ăn với một lượng vừa phải, kích cỡ khẩu phần ăn hợp lý là khoảng 1⁄4 cốc, tương đương với 85 gram Granola.
4. Gạo lứt
Trong thế giới của các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt chính là một “ngôi sao” tỏa sáng. Lý do nằm ở chính những lợi ích sức khỏe mà chúng đem lại cho con người.
Ba thành phần bổ dưỡng nhất của gạo lứt, bao gồm cám, mầm và nội nhũ. Những chất này đều không bị loại bỏ trong quá trình xay xát. Bên cạnh đó, gạo lứt còn rất giàu protein và chất xơ, cùng các khoáng chất và hợp chất thực vật lành mạnh khác.
Thường xuyên ăn gạo lứt có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol cao, kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu và nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.
Tuy nhiên gạo lứt không được tươi lâu như gạo trắng, vì vậy thời gian tốt nhất để sử dụng chúng là khoảng 6 tháng.
5. Cao lương
Cao lương là một loại ngũ cốc đã xuất hiện từ rất lâu đời, trải qua nhiều nền văn hóa khác nhau và vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Đây là một loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân ở Châu Phi. Ở vùng Trung Đông, nó được sử dụng để làm thành bánh mì và couscous.
Cao lương thường không chứa gluten, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh như celiac, ADHD, bệnh tự kỷ và hội chứng ruột kích thích.
Có rất nhiều cách để chế biến loại ngũ cốc này. Bạn có thể làm thành bỏng ngô, hoặc sử dụng bột của chúng để làm bánh mì, pizza và đồ nướng.
6. Kiều mạch
Kiều mạch là người anh em cùng họ với cây đại hoàng, thường được biết đến là một loại hạt. Trong kiều mạch có chứa tới chín loại axit amin thiết yếu, giàu protein toàn phần và vitamin B.
Với bảng thành phần dinh dưỡng nổi bật đã giúp loại ngũ cốc này trở thành một thực phẩm quý giá đối với sức khỏe. Trong Đông Y, người ta dùng nó để làm thành phương thuốc chữa các bệnh như bạch đới, khí hư, ban xuất huyết, suy nhược cơ thể, hoặc ra nhiều mồ hôi.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hạt kiều mạch để làm nguyên liệu cho bánh kếp, mì soba hoặc thêm vào món salad.
7. Lúa mạch
Lúa mạch là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử lâu đời nhất trong nhân loại. Người Ai Cập cổ đại đã đánh giá cao nó đến mức họ chôn xác ướp cùng với vòng cổ lúa mạch.
Lúa mạch có chứa nhiều chất xơ nhất trong tất cả các loại ngũ cốc. Các chất xơ hầu hết là chất xơ hòa tan beta-glucans giúp kiểm soát mức cholesterol và tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch.
Hơn nữa, lúa mạch nguyên hạt và vỏ của nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu khác.
8. Hạt Kê
Kê là một loại cây thân thảo, có hạt nhỏ. Các giống Kê chính, bao gồm Kê ngọc trai, Kê đuôi chồn, Kê proso và Kê ngón tay.
Hạt Kê thường được sử dụng để làm bia ở Châu Phi và bánh mì ở Ấn Độ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột Kê cho món bánh kếp không chứa gluten, hoặc các loại bánh nướng xốp.
Trong hạt Kê có chứa nhiều mangan, là một khoáng chất quan trọng giúp xương và não bộ luôn dẻo dai, khỏe mạnh.
9. Diêm mạch (Quinoa)
Diêm mạch sở dĩ là một loại hạt giống, không chứa gluten và có xuất xứ từ Nam Mỹ. Nó rất giàu protein toàn phần, chất xơ, phốt pho, mangan, magie, folate và vitamin B1.
Do chứa nguồn protein dồi dào, nên diêm mạch là một lựa chọn phù hợp với những người đang thực hiện chế độ ăn chay. Ngoài ra, nó có thể ngăn ngừa được các tình trạng sức khỏe như tim mạch, tiểu đường, béo phì.
Hạt Quinoa thường được sử dụng để làm món salad, súp hoặc các món xào ăn kèm với cơm. Bạn cũng có thể dùng chúng với sữa và thưởng thức nó như một loại ngũ cốc ăn sáng. Tuy nhiên, bạn nên rửa sạch hạt diêm mạch trước khi nấu để loại bỏ lớp saponin- một hóa chất thực vật tự nhiên có vị đắng.
10. Gạo hoang dã
Mặc dù tên gọi của nó là “Gạo hoang dã” nhưng thực chất đây không phải là lúa mà là một hạt giống thủy sinh. Loại gạo hoang này thường mọc dọc tự nhiên theo đường thủy ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.
Nó cung cấp cho cơ thể gấp đôi lượng protein và chất xơ có trong gạo lứt, tuy nhiên lại khá ít chất sắt và canxi. Đặc biệt, chỉ số GI (tốc độ hấp thụ đường vào máu) của gạo hoang dã thấp nhất so với các loại gạo, điều này giúp kiểm soát tốt mức đường huyết của cơ thể.
Thông tin khác
- » Sâm Ngọc Linh khát vọng, hành trình không mệt mỏi cho những điều lớn lao (08.12.2021)
- » Tinh bột kháng tăng cường sức khỏe tiêu hóa (06.09.2022)
- » 4 lý do tại sao một số người làm tốt việc ăn chay (trong khi những người khác thì không) (01.10.2022)
- » Lượng calo cần thiết bạn nên ăn mỗi ngày (30.09.2022)
- » Loại nước ép kết hợp giúp giảm cân, da đẹp (29.09.2022)
- » Củ dền đỏ có tác dụng gì? (29.09.2022)
- » 14 mẹo ăn uống lành mạnh không tốn kém (28.09.2022)
- » Khám phá cơ bản và đầy đủ về các chất dinh dưỡng (27.09.2022)