KIM LOẠI CHÌ, ARSEN, THỦY NGÂN, CADIMI NGUY HIỂM THẾ NÀO?
12-09-2022
Kim loại cũng có thể tồn đọng trong thực phẩm vì chúng hiện diện trong môi trường, là kết quả của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, khí thải xe hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến và lưu trữ
Các kim loại như arsen, cadmium, chì và thủy ngân là những hợp chất hóa học trong tự nhiên, chúng có mặt ở nhiều nơi khác nhau trong môi trường, ví dụ như đất, nước và không khí. Con ngườitiếp xúc với kim loại từ môi trường hoặc do ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Tích lũy các kim loại nặng trong cơ thể dẫn đến nguy hại về lâu về dài về sức khỏe và bệnh tật mà thường khó xác định nguyên nhân từ kim loại này
NIKEN
Niken là kim loại tự nhiên trong thực phẩm và nước uống do ô nhiễm môi trường bao gồm cả hoạt động của con người. Việc tiếp xúc với niken bằng thức ăn hay nước uống trong thời gian ngắn gây dị ứng ở một số người. Các kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy Niken ảnh hưởng về khả năng sinh sản và phát triển có thể xảy ra từ việc tiếp xúc lâu dài với niken.
Niken có trong các nhà máy sản xuất hóa chất, mạ, tẩy. Niken trong nước uống dùng cho người và trong nước khoáng thiên nhiên không được vượt quá 20 microgram/ lít. Đối với thể trạng người, Niken tồn tại được phép là 2.8 mcg/kg thể trọng.
THỦY NGÂN
Thủy ngân được tiêu hóa trực tiếp sau khi vào gan, não, thần kinh thị gây nên tổn thương rất lớn,chủ yếu là hệ thống thần kinh trung ương của con người, hệ thống tiêu hóa và thận, bên cạnh sự tác động nhất định đến hệ thống hô hấp, da, máu và mắt.
Thủy ngân sinh ra trong nhà máy than đá, đốt rác thải, rác thải y tế, sản xuất bóng đèn, thiết bị sưởi, làm nóng,
THẠCH TÍN (ARSEN)
Asen là một chất gây ô nhiễm rộng rãi xảy ra cả trong tự nhiên lẫn do hoạt động của con người. Thực phẩm là nguồn tiếp xúc chính. Các nguồn chính của arsen vô cơ là ngũ cốc và các sản phẩm dựa trên ngũ cốc, thực phẩm cho công dụng đặc biệt (ví dụ như tảo), nước uống đóng chai, cà phê và bia, các sản phẩm bằng lúa hoặc gạo, cá và rau quả.
Nguồn nước ngầm ở các đô thị nói chung bị ô nhiễm nhiều, do hút nước ngầm lên sử dụng dẫn đến nước mặt ô nhiễm ngấm xuống, nên nhiều nơi cả vùng rộng lớn bị nhiễm
Thạch tín từ xa xưa là chất cực độc, dùng để áp sát hạ độc từ từ khi cho vào đồ uống, thuốc bắc.
CADIMI
Kim loại này có trong công nghiệp sản xuất nhựa, gốm, sơn, thường tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Cd và các dung dịch, các hợp chất của nó là những chất cực độc, thậm chí chỉ với nồng độ thấp, chúng sẽ tích lũy và gây hại cho cơ thể. Khi đất trồng bị nhiễm Cd thì các loại cây trồng cũng dễ dàng bị nhiễm lây và xâm nhập vào cơ thể người qua ăn uống.
Ứng dụng thường thấy của Cd là sản xuất pin, acquy, dùng mạ kim loại. Ngoài ra, do có tác dụng cho màu sắc đẹp, nó thường dùng làm phẩm màu trong sản xuất sơn, gốm, sành sứ, nhựa.
Do Cd rất độc, độc gấp nhiều lần so với chì, mà người ta quy định Cd không chứa quá giới hạn cho phép trong môi trường, đặc biệt trong các sản phẩm có dùng các hợp chất chứa độc chất này.
Cadmium có thể gây ra kích thích cho đường hô hấp, tiếp xúc lâu dài có thể gây bệnh như mất cảm giác về mùi, điểm vàng hoặc lợi đã trở thành một chu kỳ màu vàng, các hợp chất cadmium có thể không dễ dàng được hấp thu ở ruột, nhưng có thể được hấp thụ vào cơ thể qua đường thở , tích lũy trong các gan hoặc thận gây nên các tổn thương rõ ràng đối với thận. Đặc biệt là với sự gián đoạn chuyển hóa xương, dẫn đến loãng xương, teo, biến dạng và một loạt các triệu chứng
Lâu dài, cadimi làm rối loạn hệ thống hoạt động sinh hóa học của kẽm canxi và nhiều hệ thống hoạt động sinh hóa học khác, làm chậm phát triển xương, còi xương (khi trẻ), loãng xương (khi già), gây ra nhiều bệnh lý khác thường, có thể dẫn đến tử vong... Đặc biệt, nó là nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến, phổi, vú.
CHÌ
Lượng chì trong máu được xem là an toàn tiêu chuẩn khi không được vượt quá 10 mg đến 14 mg /lít; tiếp xúc với đường hô hấp dài hạn với kim loại chì hoặc chì trong bụi, có thể gây ra mức độ khác nhau của bệnh [ngộ độc chì] (nồng độ huyết thanh chì lớn hơn 40 microgram / l);
Hít quá nhiều sẽ gây hại cho hệ thần kinh, tim và hệ hô hấp, gây ra mức độ khác nhau của nhiễm độc chì trong cơ thể con người, có thể dẫn đến sự can thiệp với nhiều loại enzyme với một loạt các hoạt động sinh lý sinh vật, dẫn những đe dọa các cơ quan trong cơ thể; nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ em là nhiều hơn so với người lớn.
Chì nhiễm cơ thể qua đường tiếp xúc, hít thở và ăn uống. Thực phẩm nhiễm chì như sinh vật sống dưới nước ngọt và nước biển do chất thải các nhà máy, thải công nghiệp đưa ra.
Các phương pháp loại bỏ Chì và kim loại này giờ không nhiều và thường không hiệu quả cao, hiện nay nhờ có chiết xuất Pectin Complex trong thực vật nên mới đạt hiệu quả cao thải chì và kim loại nặng khác. Pecin này được biết đã sử dụng hơn 30 năm tại Ucraina, trước đây đặc trị cho nạn nhân xung quanh vùng nhà máy điện hạt nhân Cheknobyl bị nhiễm độc hóa chất, kim loại
CROM
Crom trong tự nhiên chủ yếu là trong các hình thức hóa trị ba và hóa trị sáu của crom. Crom hóa trị sáu chủ yếu gây tổn hại cho những người bị ngộ độc mãn tính, có thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, da và niêm mạc vào trong cơ thể con người. Cơ thể tích tụ chủ yếu trong gan, thận và trong tuyến nội tiết. Thông qua đường hô hấp rất dễ tích tụ trong phổi.
Crom hóa trị sáu có một quá trình oxy hóa mạnh mẽ, do đó ngộ độc mãn tính thường bắt đầu với sự phát triển của tổn thương khu trú. Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, bắt đầu từ đường hô hấp trên, gây viêm mũi, viêm họng và viêm thanh quản, viêm phế quản.
Crom có trong sản xuất mạ, nhà máy luyện kim. Các khu vực dân cư và lao động trực tiếp nhà máy luyện kim như Thái Nguyên bị ảnh hưởng nhiều kim loại này.
CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT MỨC ĐỘ NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT VÀ KIM LOẠI?
Ngoài những triệu chứng thấy ngay khi mức độ nhiễm độc cao, phần lớn không thấy vì lượng rất nhỏ mỗi ngày ngấm vào cơ thể, khiến hoạt động chung của xương khớp, tế bào, bài tiết, hô hấp ảnh hưởng.
Kim loại nặng có đặc điểm là DỄ VÀO nhưng KHÓ RA, là việc đào thải tự nhiên cơ thể không dễ dàng chút nào, và thường chúng nằm trong đó, nên việc loại bỏ Chì, arsen, thủy ngân...là cần làm ngay
Kiểm tra tồn tại bằng nước tiểu, lấy máu tại khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, hoặc dùng phương pháp nhanh hơn không cần lấy mẫu mà vẫn có thể đánh giá được mức độ tồn dư :
GIẢI PHÁP NÀO SỬ DỤNG HIỆN NAY ĐỂ ĐÀO THẢI KIM LOẠI NẶNG
Đa phần các phương pháp tự nhiên hiện nay đều chủ yếu thải hóa chất, ký sinh trùng mà thôi. Với trường hợp nhiễm độc Chì nặng thì được dùng phương pháp lọc rửa của khoa chống độc nhưng gây hại cho cơ thể, và chỉ dùng trường hợp ngộ độc cấp tính
Phương pháp án toàn được ứng dụng là dùng chiết xuất Pectin của Ucraina đã dùng hiệu quả với dự án thải độc tại Việt nam cho làng tái chế chì Hưng Yên năm 2016 bởi Viện sức khỏe nghề nghiệp TW và các cháu nhiễm Chì qua thuốc Cam ở Lục Nam, Tân Yên Bắc Giang 2017 cho thấy an toàn của Pectin Complex
Thông tin khác
- » Sâm Ngọc Linh khát vọng, hành trình không mệt mỏi cho những điều lớn lao (08.12.2021)
- » Tinh bột kháng tăng cường sức khỏe tiêu hóa (06.09.2022)
- » NHỮNG TÁC DỤNG CỦA PECTIN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE (07.09.2022)
- » Quá trình chuyển hóa trong cơ thể bạn có biết? (01.09.2022)
- » Những làm tưởng về chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể bạn! (01.09.2022)
- » Các chất dinh dưỡng trong cơ thể được chuyển hóa như thế nào? (01.09.2022)
- » Chè dây dược liệu quý trị viêm loét dạ dày (13.08.2022)
- » Công dụng không ngờ của chuối hột rừng? (13.08.2022)