Nên ăn gì để đào thải acid uric?
16-04-2024
Gout là một bệnh lý phổ biến điển hình của tình trạng tăng cao nồng độ acid uric trong cơ thể. Tùy theo mức độ, nồng độ acid uric có thể được ổn định bằng việc dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho việc làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể là bạn phải có một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể mà không làm bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy ăn gì để đào thải acid uric?
Ảnh Minh họa (nguồn internet)
1. Nên ăn gì để đào thải acid uric?
Tăng acid uric là một trong những vấn đề xảy ra phổ biến, thường gặp ở rất nhiều người. Tình trạng này là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh gout, vậy ăn gì để đào thải acid uric?
Tăng acid uric là một trong những vấn đề xảy ra phổ biến, thường gặp ở rất nhiều người. Tình trạng này là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh gout, vậy ăn gì để đào thải acid uric?
Những thực phẩm giúp duy trì ổn định nồng độ acid uric trong máu có thể kể đến như:
Táo
Táo là một loại quả rất giàu acid malic, một loại acid có khả năng trung hòa acid uric trong cơ thể. Ăn táo thường xuyên có thể giúp ổn định nồng độ acid trong máu, kích thích tăng đào thải ở những người bị tăng acid uric. Táo có thể được ăn nguyên quả, ép nước uống hoặc làm giấm táo. Một vài thực nghiệm cho thấy uống 03 thìa cà phê giấm táo mỗi ngày giúp làm giảm nồng độ acid uric.
Táo là một loại quả rất giàu acid malic, một loại acid có khả năng trung hòa acid uric trong cơ thể. Ăn táo thường xuyên có thể giúp ổn định nồng độ acid trong máu, kích thích tăng đào thải ở những người bị tăng acid uric. Táo có thể được ăn nguyên quả, ép nước uống hoặc làm giấm táo. Một vài thực nghiệm cho thấy uống 03 thìa cà phê giấm táo mỗi ngày giúp làm giảm nồng độ acid uric.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có khả năng đưa nồng độ acid uric trong cơ thể trở về mức bình thường. Không những thế, thực phẩm này còn có tác dụng chống viêm và giảm tình trạng sưng đau rất tốt. Có thể sử dụng bằng cách nấu chung với thức ăn như xào với rau xanh, xà lách...
Dầu ô liu là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có khả năng đưa nồng độ acid uric trong cơ thể trở về mức bình thường. Không những thế, thực phẩm này còn có tác dụng chống viêm và giảm tình trạng sưng đau rất tốt. Có thể sử dụng bằng cách nấu chung với thức ăn như xào với rau xanh, xà lách...
Các loại hạt và những thực phẩm có hàm lượng purin thấp
Nhóm hạt chứa ít purine như hạt óc chó, hạnh nhân, macca và hạt điều có chứa khoảng 40mg purine. Việc bổ sung các loại hạt này thường xuyên sẽ giúp ổn định mức acid uric trong cơ thể. Một số thực phẩm khác có chứa ít purin như bơ đậu phộng, trái cây, rau quả, cà phê, sữa ít béo, khoai tây, bánh mì, gạo nguyên hạt...
Nhóm hạt chứa ít purine như hạt óc chó, hạnh nhân, macca và hạt điều có chứa khoảng 40mg purine. Việc bổ sung các loại hạt này thường xuyên sẽ giúp ổn định mức acid uric trong cơ thể. Một số thực phẩm khác có chứa ít purin như bơ đậu phộng, trái cây, rau quả, cà phê, sữa ít béo, khoai tây, bánh mì, gạo nguyên hạt...
Các loại thực phẩm giàu vitamin C
Ăn rau gì để giảm axit uric thì nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi... rất tốt cho những ai đang bị axit uric tăng cao. Bạn có thể sử dụng bằng cách ăn trực tiếp, hoặc ép lấy nước pha uống với nước ấm. Khuyến cáo chỉ nên uống khoảng 2 - 3 lần/ngày và với những loại quả chua như bưởi, chanh, hãy sử dụng khi bụng còn no, vì việc dùng lúc đói có thể dẫn đến nguy cơ bị đau dạ dày.
Ăn rau gì để giảm axit uric thì nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi... rất tốt cho những ai đang bị axit uric tăng cao. Bạn có thể sử dụng bằng cách ăn trực tiếp, hoặc ép lấy nước pha uống với nước ấm. Khuyến cáo chỉ nên uống khoảng 2 - 3 lần/ngày và với những loại quả chua như bưởi, chanh, hãy sử dụng khi bụng còn no, vì việc dùng lúc đói có thể dẫn đến nguy cơ bị đau dạ dày.
Cà phê
Khi tiến hành một vài nghiên cứu về tác dụng của cà phê đối với những người bị tăng nồng độ acid uric, người ta thấy rằng ở những phụ nữ uống đều đặn mỗi ngày 1 đến 3 tách cà phê thì nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 22% so với những người không uống cafe. Những người uống 4 tách cà phê mỗi ngày thì giảm nguy cơ bị gout tới 57%. Không những thế, cafe còn giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Khi tiến hành một vài nghiên cứu về tác dụng của cà phê đối với những người bị tăng nồng độ acid uric, người ta thấy rằng ở những phụ nữ uống đều đặn mỗi ngày 1 đến 3 tách cà phê thì nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 22% so với những người không uống cafe. Những người uống 4 tách cà phê mỗi ngày thì giảm nguy cơ bị gout tới 57%. Không những thế, cafe còn giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Các loại thịt trắng
Thịt cá sông (cá lóc, cá rô đồng, cá diêu hồng...) hay thịt ức gà là loại thịt trắng có chứa hàm lượng chất đạm cao nhưng lại có rất ít purin, rất tốt cho người bị bệnh gout do có khả năng chống lại quá trình kết tủa của axit uric trong cơ thể.
Thịt cá sông (cá lóc, cá rô đồng, cá diêu hồng...) hay thịt ức gà là loại thịt trắng có chứa hàm lượng chất đạm cao nhưng lại có rất ít purin, rất tốt cho người bị bệnh gout do có khả năng chống lại quá trình kết tủa của axit uric trong cơ thể.
Trứng
Trứng là thực phẩm giúp cung cấp nhiều canxi cho xương, lại chứa rất ít purin. Thực phẩm phù hợp với những người bị bệnh gout.
Trứng là thực phẩm giúp cung cấp nhiều canxi cho xương, lại chứa rất ít purin. Thực phẩm phù hợp với những người bị bệnh gout.
Trà xanh
Một vài nghiên cứu nói rằng việc sử dụng trà xanh đều đặn mỗi ngày có thể giúp thúc đẩy sự hình thành nước tiểu, đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric ra ngoài.
Một vài nghiên cứu nói rằng việc sử dụng trà xanh đều đặn mỗi ngày có thể giúp thúc đẩy sự hình thành nước tiểu, đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric ra ngoài.
Quả anh đào
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 633 người bị Gout cho thấy, nguy cơ bùng phát cơn gout cấp giảm đến 35% ở những bệnh nhân thường xuyên ăn quả anh đào. Ở một nghiên cứu khác về tác dụng của quả anh đào với nồng độ acid uric trong cơ thể cho thấy việc kết hợp điều trị gout bằng thuốc Allopurinol với quả anh đào giúp làm giảm 75% nguy cơ tái phát cơn gout cấp.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 633 người bị Gout cho thấy, nguy cơ bùng phát cơn gout cấp giảm đến 35% ở những bệnh nhân thường xuyên ăn quả anh đào. Ở một nghiên cứu khác về tác dụng của quả anh đào với nồng độ acid uric trong cơ thể cho thấy việc kết hợp điều trị gout bằng thuốc Allopurinol với quả anh đào giúp làm giảm 75% nguy cơ tái phát cơn gout cấp.
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có khả năng hấp thụ acid uric trong máu rồi đào thải chúng qua đường thận tiết niệu. Bởi vậy, bổ sung nhiều chất xơ từ thực phẩm như táo, cam, yến mạch, việt quất, cần tây, cà rốt... cũng là một cách để làm giảm acid uric.
Các sản phẩm từ sữa và đậu nành như phô mai, sữa chua, váng sữa, kem tươi... giúp hỗ trợ giảm hàm lượng acid uric trong máu.
Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày là điều cần thiết không chỉ riêng với người bệnh mà còn tốt cho cả những người khỏe mạnh.
Đảm bảo duy trì trọng lượng cơ thể với một chỉ số hợp lý
Các chuyên gia cho rằng béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gout, nhất là ở những người còn trẻ tuổi. Bên cạnh đó, béo phì còn là nguyên nhân của những rối loạn chuyển hóa, dẫn đến tình trạng tăng cholesterol và dễ mắc các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...
Chất xơ có khả năng hấp thụ acid uric trong máu rồi đào thải chúng qua đường thận tiết niệu. Bởi vậy, bổ sung nhiều chất xơ từ thực phẩm như táo, cam, yến mạch, việt quất, cần tây, cà rốt... cũng là một cách để làm giảm acid uric.
Các sản phẩm từ sữa và đậu nành như phô mai, sữa chua, váng sữa, kem tươi... giúp hỗ trợ giảm hàm lượng acid uric trong máu.
Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày là điều cần thiết không chỉ riêng với người bệnh mà còn tốt cho cả những người khỏe mạnh.
Đảm bảo duy trì trọng lượng cơ thể với một chỉ số hợp lý
Các chuyên gia cho rằng béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gout, nhất là ở những người còn trẻ tuổi. Bên cạnh đó, béo phì còn là nguyên nhân của những rối loạn chuyển hóa, dẫn đến tình trạng tăng cholesterol và dễ mắc các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...
2. Những thực phẩm nên tránh nếu bị axit uric tăng
2.1. Thực phẩm giàu purin
Purin là một hợp chất tự nhiên được cung cấp từ thực phẩm. Ở trong cơ thể, quá trình phân hủy purin sẽ tạo ra các acid uric. Do đó, một chế độ ăn cung cấp hàm lượng cao purin duy trì trong thời gian dài liên tục sẽ làm tăng cao nồng độ acid uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bị bệnh gout.
2.1. Thực phẩm giàu purin
Purin là một hợp chất tự nhiên được cung cấp từ thực phẩm. Ở trong cơ thể, quá trình phân hủy purin sẽ tạo ra các acid uric. Do đó, một chế độ ăn cung cấp hàm lượng cao purin duy trì trong thời gian dài liên tục sẽ làm tăng cao nồng độ acid uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bị bệnh gout.
Trái ngược với các loại hạt nêu ở phần trên, trong lạc có chứa tới 80mg purine nên chúng có khả năng làm tăng lượng acid uric trong cơ thể. Ngoài ra, một số thực phẩm cũng giàu lượng purin như thịt thú rừng, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá tuyết, cá trích, thịt xông khói hay những thực phẩm được chế biến từ sữa và thịt đỏ, nội tạng và cả những loại đồ uống có đường.
2.2. Một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric
Thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin liều thấp, thuốc ức chế miễn dịch là những thuốc có nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric.
Thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin liều thấp, thuốc ức chế miễn dịch là những thuốc có nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric.
2.3.Các loại thịt đỏ
Một số loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt dê có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao protein, vitamin B6, B12, E sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, dưới ảnh hưởng của chất xúc tác enzym sẽ kích thích chuyển hóa các nhân purin thành acid uric. Khuyến cáo nên có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bổ sung lượng vừa đủ các loại thịt, không phải kiêng hoàn toàn không ăn thịt đỏ. Nếu kiêng hoàn toàn sẽ dẫn đến thiếu chất.
Một số loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt dê có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao protein, vitamin B6, B12, E sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, dưới ảnh hưởng của chất xúc tác enzym sẽ kích thích chuyển hóa các nhân purin thành acid uric. Khuyến cáo nên có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bổ sung lượng vừa đủ các loại thịt, không phải kiêng hoàn toàn không ăn thịt đỏ. Nếu kiêng hoàn toàn sẽ dẫn đến thiếu chất.
2.4. Nội tạng động vật
Đối với những người bị tăng acid uric hoặc đang có nguy cơ bị gout, không nên ăn các loại nội tạng động vật như gan, tim, thận, óc, lòng... vì trong các loại thực phẩm này có chứa rất nhiều protein, cholesterol và các chất khoáng khác. Lượng purin trong nhóm thực phẩm này sẽ làm tình trạng của bệnh nhân tăng lên.
Đối với những người bị tăng acid uric hoặc đang có nguy cơ bị gout, không nên ăn các loại nội tạng động vật như gan, tim, thận, óc, lòng... vì trong các loại thực phẩm này có chứa rất nhiều protein, cholesterol và các chất khoáng khác. Lượng purin trong nhóm thực phẩm này sẽ làm tình trạng của bệnh nhân tăng lên.
2.5.Thịt gà tây và thịt ngỗng
Đây là 2 loại thịt có chứa nhiều vitamin nhóm B, các axit amin, phospho và các khoáng chất với hàm lượng purin cao nên khuyến cáo chỉ ăn khoảng 110 đến 175mg thịt gà tây để đảm bảo không gây tăng acid uric mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đây là 2 loại thịt có chứa nhiều vitamin nhóm B, các axit amin, phospho và các khoáng chất với hàm lượng purin cao nên khuyến cáo chỉ ăn khoảng 110 đến 175mg thịt gà tây để đảm bảo không gây tăng acid uric mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2.6.Hải sản
Hải sản cũng là nguồn thực phẩm giàu purin. Cần hạn chế ăn một số thức ăn như cá ngừ, cá trích, sò, ốc...
Không chỉ thịt cá mà một số loại rau cũng có hàm lượng purin cao như su hào, cải xoăn, đậu trắng, đậu hà lan, đậu lăng, đậu đen...
Hải sản cũng là nguồn thực phẩm giàu purin. Cần hạn chế ăn một số thức ăn như cá ngừ, cá trích, sò, ốc...
Không chỉ thịt cá mà một số loại rau cũng có hàm lượng purin cao như su hào, cải xoăn, đậu trắng, đậu hà lan, đậu lăng, đậu đen...
Trong tất cả các bệnh lý nói chung và bệnh gout nói riêng, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng để thúc đẩy quá trình lành bệnh được nhanh hơn. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng. Hãy thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học và lạnh mạnh để có một sức khỏe tốt.
Thông tin khác
- » Gạo lứt rang nấu nước uống có tác dụng gì? (10.04.2024)
- » Hài Hòa Giữa Duyên Dáng và Di Sản Văn Hóa: Khám Phá Trà Sen Tinh Xảo Từ Tỉnh Đồng Tháp (15.11.2023)
- » Bữa ăn thuần chay bằng cốc hạt có nhiều điểm mạnh có lợi cho sức khỏe (24.10.2023)
- » Amway Việt Nam lần thứ 11 vinh dự nhận giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng (21.09.2023)
- » Protein là gì? Chuyển hóa protein trong cơ thể như thế nào? (13.09.2023)
- » NUTRILITE và hành trình cùng bạn chủ động chăm sóc sức khỏe (19.08.2023)
- » Giảm cân hiệu quả từ QuiAri sản phẩm của Mỹ (13.07.2023)
- » Trà Sen Tươi nhiều công dụng đối với sức khỏe (21.04.2023)